Trong bản tin tài nguyên nước hàng tháng đánh giá biến động mực nước dưới đất tháng hiện thời so với tháng trước, cùng kỳ năm trước, 5 năm trước, 10 năm trước và 20 năm trước cho toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ và tại các tỉnh thành phố cho các tầng chứa nước chính tầng chứa nước lỗ hổng Holocene (qh) và Pleistocene (qp).
Dưới đây là một số tóm tắt nội dung chính trong bản tin tháng 8.
Tầng chứa nước Holocene (qh)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 8 so với tháng 7 có xu thế dâng chiếm ưu thế, có 39/42 công trình mực nước dâng và 3/42 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 2,24m tại P. Tứ Liên, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67).
Trong tháng 8: Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,13m tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Q.1) và sâu nhất là -10,27m tại P. Tứ Liên, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67).
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 9 có xu thế không rõ ràng so với mực nước thực đo tháng 8.
Tầng chứa nước Pleistocene (qp)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 8 so với tháng 7 có xu thế dâng, với 53/62 công trình mực nước dâng, 2/62 công trình mực nước hạ và 7/62 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 2,14m tại xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội (Q.77a) và giá trị hạ thấp nhất là -0.29m tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Q.4M1).
Trong tháng 8: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,30m tại P. Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Q.82a) và sâu nhất là -29,24m tại P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội (Q.63aM).
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 9 có xu thế dâng so với mực nước thực đo tháng 8.
Cảnh báo: Các cơ quan quản lý tài nguyên nước và các hộ khai thác nước dưới đất cần chú ý đến lượng khai thác và chế độ khai thác hợp lý tại phường Mai Dịch quận Cầu Giấy và phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vì mực nước dưới đất tại đây đã chạm ngưỡng cảnh báo cấp 1 là 83-85 % giá trị giới hạn cho phép.
Chi tiết bản tin tháng 8 vùng đồng bằng Bắc Bộ tải ở link dưới đây.