Trong bản tin tài nguyên nước hàng tháng đánh giá biến động mực nước dưới đất tháng hiện thời so với tháng trước, cùng kỳ năm trước và 5 năm trước cho toàn vùng Nam Bộ và tại các tỉnh thành phố cho các tầng chứa nước chính Pleistocene (qp) và Pliocenen (n) như sau. Dưới đây là một số tóm tắt nội dung chính trong bản tin tháng 3.
Tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 3 có xu thế hạ so với tháng 2. Giá trị hạ thấp nhất là 1,32m tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q01120) và giá trị dâng cao nhất là 0,11m tại TT Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang (Q407020M1)
Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 10,44m tại Phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng (Q409020M1). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,85m tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (Q01302FM1).
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 4 tại các công trình quan trắc có xu thế hạ chiếm ưu thế so với mực nước tháng 3.
Tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 3 có xu thế hạ so với tháng 2. Giá trị hạ thấp nhất là 1,48m tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh (Q003340).
Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 31,32m tại phường Đông Hưng, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q019340). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 2,65m tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (Q014340).
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 4 tại các công trình quan trắc có xu thế hạ chiếm ưu thế so với mực nước tháng 3.
Cảnh báo: Tại Thành phố Hồ Chí Minh độ sâu mực nước trung bình tháng 3 ở quận 12 tại phường Đông Hưng, đạt 31,31m (Q019340) vượt quá 50% mực nước hạ thấp cho phép của tầng chứa nước có áp. Các đơn vị khai thác nước dưới đất cần chú ý chế độ khai thác ở các nhà máy nước quanh khu vực này.
Tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 3 có xu thế hạ so với tháng 2. Giá trị hạ thấp nhất là 1,22m tại phường Hiệp Thành, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q017030M1) và có một công trình mực nước dâng với giá trị là 0,11m tại xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (Q039340M1).
Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 21,73m tại phường Hiệp Thành, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q017030M1). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 2,76m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q040020).
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 4 tại các công trình quan trắc có xu thế hạ chiếm ưu thế so với mực nước tháng 3.
Tầng chứa nước Pliocene trung (n22)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 3 có xu thế hạ so với tháng 2. Giá trị hạ thấp nhất là 0,99m tại xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (Q22404T) và có một công trình mực nước dâng với giá trị là 0,25m tại TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An (Q02204Z).
Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 25,27m tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q011040). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 3,31m tại phường 1, TX Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (Q22104Z).
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 4 tại các công trình quan trắc có xu thế hạ chiếm ưu thế so với mực nước tháng 3.
Cảnh báo: Tại Thành phố Hồ Chí Minh độ sâu mực nước trung bình tháng 3 ở quận 12 tại phường Trung Mỹ Tây đạt 25,34m (Q011040) vượt quá 50% mực nước hạ thấp cho phép của tầng chứa nước có áp. Các đơn vị khai thác nước dưới đất cần chú ý chế độ khai thác ở các nhà máy nước quanh khu vực này.
Tầng chứa nước Pliocene hạ (n21)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 3 có xu thế hạ so với tháng 2. Giá trị hạ thấp nhất là 1,02m tại xã Đại An, huyện Trả Cú, tỉnh Trà Vinh (Q405050M1) và có một công trình mực nước dâng với giá trị là 0,10m tại TT Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An (Q02704Z).
Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 23,34m tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An (Q604060). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 5,10m tại xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (Q222040).
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 4 tại các công trình quan trắc có xu thế hạ chiếm ưu thế so với mực nước tháng 3.
Chi tiết bản tin tháng 3 vùng Nam Bộ tải ở link dưới đây.