Nhóm nghiên cứu thuộc KIT- POSTDAM, Cộng hòa Liên bang Đức (Do GS. Stefan Norra cùng các cộng sự thuộc Viện công nghệ Karlaruhe- KIT) đã phối hợp với NAWAPI/CEWAFO để nghiên cứu giám sát một điểm quan trắc lún tại xã Phú Hưng, TP Cà Mau, thuộc phía nam ĐBSCL. Nội dung này được thực hiện là một phần của dự án nghiên cứu Kỹ thuật ViWaT, do Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức (BMBF) tài trợ theo số tài trợ 02WCL1474A.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trải qua tình trạng sụt lún đất với tốc độ trên 3 cm/năm. Với độ cao trung bình dưới 2 m so với mực nước biển trung bình vào năm 2018 và thậm chí còn thấp hơn ở các tỉnh ven biển, điều này đặt ra mối đe dọa đáng kể cho sự phát triển trong tương lai của thành phố. Điều quan trọng là phải khẩn trương đánh giá động lực của quá trình sụt lún đất và đánh giá các biện pháp giảm thiểu tiềm năng. Nguyên nhân chính gây ra sụt lún đất ở ĐBSCL được cho là do khai thác quá mức nước ngầm, dẫn đến mực nước ngầm liên tục giảm trong toàn bộ hệ thống tầng chứa nước có áp. Điều này làm tăng ứng suất hữu hiệu các trầm tích trong tầng chứa nước và cách nước, dẫn đến sự nén chặt và cuối cùng là sụt lún. Một địa điểm quan trắc sụt lún hiện đại đã được xây dựng tại tỉnh Cà Mau để điều tra động thái của quá trình sụt lún đất.
Bằng việc phân tích các kết quả thí nghiệm về động lực học nước dưới đất và tốc độ nén chặt ở độ phân giải cao tại các độ sâu khác nhau cho thấy mối tương quan đáng kể giữa tình trạng sụt lún đất và sự suy giảm mực nước ngầm. Ngoài ra, tình trạng sụt lún đất quan sát được sẽ ít xảy ra trong mùa mưa khi mực nước dưới đât dâng. Những hiểu biết sâu sắc này chỉ ra rằng việc ngăn chặn mực nước ngầm tiếp tục suy giảm có thể góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu tình trạng sụt lún đất trong tương lai ở ĐBSCL. Vì vậy, việc lập kế hoạch quản lý nước dưới đất rất quan trọng để đảm bảo triển vọng bền vững cho phía Nam ĐBSCL.
Một số kết quả
Kết quả đo sơ bộ của LSO cho giai đoạn quan sát 12.11.2022 – 02.04.2023 được thể hiện trên Hình 1. Đánh giá kết quả đo đạc sơ bộ của LSO cho thấy hơn 60% lượng sụt lún đất được ghi nhận có thể là do quá trình nén chặt ở các độ sâu 0 – 13 m và 13 – 16,5 m. Tầng chứa nước có độ sâu 13 – 16,5 m bao gồm độ sâu của mực áp suất nước ngầm gần đây trong ba tầng chứa nước được quan trắc. Do đó, dữ liệu đo chỉ ra rằng một tỷ lệ đáng kể các quá trình nén diễn ra trong phạm vi mực nước ngầm giảm. Do tuổi hình thành chưa được lâu và hàm lượng sét cao, các tầng này có lẽ được đặc trưng bởi khả năng nén cao và do đó có thể có tiềm năng sụt lún đất cao.

Hình 2 hiển thị chuỗi thời gian của hai máy đo độ giãn phía trên (xanh nhạt và xanh đậm) và mực nước ngầm ở qp2-3 (đen). Hình 2 (a) cho thấy mối tương quan rõ ràng giữa mức áp suất nước ngầm giảm và quá trình nén chặt được ghi lại ở độ sâu 0 – 16,5 m. Trong giai đoạn mực nước ngầm dâng tạm thời, tình trạng sụt lún sẽ không thay đổi cho đến khi mực nước ngầm tiếp tục hạ đến điểm cực tiểu mới cho thấy mức áp suất nước ngầm giảm dẫn đến sụt lún đất. Do đó, việc khai thác nước ngầm trong tương lai dẫn đến hạ mực nước ngầm sẽ dẫn đến sụt lún đất nhiều hơn. Hình 2 (b) cũng cho thấy mối tương quan giữa mực nước ngầm giảm và độ nén ở tầng sâu 0 – 13 m.

Kết quả đo dường như cho thấy đất được nâng lên khi mực nước ngầm dâng tạm thời. Những hiểu biết trước mắt này chỉ ra rằng việc ngăn chặn mực nước ngầm tiếp tục suy giảm có thể góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu tình trạng sụt lún đất trong tương lai ở ĐBSCL. Vì vậy, việc lập kế hoạch quản lý nước dưới đất rất quan trọng để đảm bảo triển vọng bền vững cho ĐBSCL phía Nam.

Các kết quả đo sơ bộ hợp lý về mặt cường độ và động lực học, lần đầu tiên cho phép đánh giá các quá trình nén chặt ở ĐBSCL theo chiều sâu cũng như mối tương quan của chúng với các yếu tố ảnh hưởng có thể có. Đây là nghiên cứu ban đầu nhưng cho thấy có mối quan hệ giữa suy giảm mực nước ngầm và sụt lún đất, để tiếp tục những nghiên cứu nhằm giảm thiểu cần được thực hiện để chống lại tình trạng sụt lún đất do cạn kiệt nước ngầm nhằm đảm bảo tương lai của ĐBSCL phía Nam.
Vấn đề nghiên cứu này tiếp tục được KIT-POSTDAM và NAWAPI/CEWAFO phối hợp làm rõ trong tương lai./.