2. Các thành tựu đạt được
Hiện nay, ba mạng lưới quan trắc đã được xây dựng và đang hoàn thiện (hình 1) với tổng số 612 công trình. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có 196 công trình, vùng Đồng bằng Nam Bộ có 204 công trình và Tây Nguyên có 212 công trình..
Cơ cấu hệ thống quan trắc
Công trình quan trắc: Là công trình được xây dựng, thiết lập để thực hiện nghiên cứu quan trắc, nghiên cứu động thái một đối tượng xác định (thành hệ địa chất thuỷ văn). Hình 2 mô tả kết cấu một điểm quan trắc.
Điểm quan trắc: Là vị trí nhất định được xây dựng các công trình quan trắc cho các đối tượng khác nhau, quan trắc điều kiện hình thành và nhân tố hình thành động thái NDĐ.
Trạm quan trắc : Là hệ thống các điểm quan trắc trong một đơn vị hành chính, trong một đơn vị cấu trúc địa chất-địa chất thủy văn nhất định hoặc các điểm quan trắc cùng nhằm giải quyết một mục tiêu nhiệm vụ nhất định, trong đó có nhà trạm để phục vụ thi công và quản lý.
Khu vực quan trắc: còn được gọi là mạng quan trắc là tập hợp các trạm quan trắc, điểm quan trắc trong một đơn vị phân vùng cấu trúc nhất định dựa theo điều kiện địa lý tự nhiên, cấu trúc địa chất- địa chất thủy văn hoặc đơn vị phân vùng kinh tế. Lãnh thổ nước ta được chia thành 7 khu vực quan trắc (hình 3).
Hình 1: Mạng lưới quan trắc 3 vùng
Hình 2: Cấu trúc 1 điểm quan trắc
Hình 3: Các khu vực quan trắc ở Việt Nam
Các yếu tố và tần suất và thiết bị quan trắc -Mực nước (lưu lượng) -Vùng ảnh hưởng triều: đo theo giờ hàng ngày -Vùng không ảnh hưởng triều: 1-3-6 ngày đo 1 lần. -Nhiệt độ nước: đo 1- 3 – 6 ngày đo 1 lần -Chất lượng nước: lấy và phân tích 2 lần trong năm, 1 lần vào mùa khô và 1 lần vào mùa mưa. -Đại nguyên tố: Ca, Mg,Na, K, Cl, HCO3, CO3, SO4… -Vi nguyên tố: As, Hg, Se, Br, Cr, pb, Cu, Zn, Mn, Ni, I, F, CN, Fe… -Môi truờng, nhiễm bẩn: pH, NH+4, NO2-, NO3-, PO4-3, Eh, BOD, COD -Thiết bị: Đo mực nước chủ yếu là thủ công, lấy mẫu bằng máy bơm chìm Grudfos – MP1.
Các kết quả quan trắc-Có phần mềm QTQG để cập nhật dữ liệu. -Mỗi vùng có 1 cơ sở dữ liệu, Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước tổng hợp thành 1 cơ sở dữ liệu chung cho cả nước. -Hàng quý biên soạn ra các thông báo, cảnh báo gửi đến các Sở TNMT các địa phương liên quan. -6 tháng 1 lần biên soạn các thông báo diễn biễn tài nguyên nước gửi đến các phương tiện thông tin đại chúng, website, các cơ quan quản lý và nghiên cứu liên quan (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Cục quản lý tài nguyên nước, Tổng cục Môi trường,..) -Hàng năm biên soạn và xuất bản niên giám tài nguyên môi trường NDĐ. -5 năm 1 lần biên soạn và xuất bản đặc trưng tài nguyên nước dưới đất
Về Quy chuẩn -Năm 1997, bản “Quy trình công nghệ quan trắc động thái nước dưới đất” được Bộ Công nghiệp ban hành (Quyết định số 06/1997/QĐ-BCN ngày 10/22/1997). Về cơ bản, quy trình, thiết bị và cấu trúc công trình quan trắc đã được quy định. -Hiện nay, công nghệ quan trắc đã có nhiều thay đổi, công tác quan trắc bao gồm cả quan trắc tài nguyên nước mặt và nước dưới đất, do đó “Quy chuẩn quan trắc tai nguyên nước” cần được ban hành sớm cho phù hợp.