Sáng ngày 06/01/2022 tại Trụ sở Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã diễn ra Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2022 của Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước. Tham dự hội nghị có Tổng Giám đốc Tống Ngọc Thanh, đại diện Văn phòng ông Lê Xuân Quý – Trưởng phòng tổ chức cán bộ, đại diện các Ban của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, cùng lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước.
Mở đầu Hội nghị, Bà Lê Thị Mai Vân – Phó Giám đốc Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước đã đọc báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2022.
Năm 2021, Trung tâm được giao thực hiện các nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ “Quan trắc quốc gia tài nguyên nước năm 2021” với mục tiêu vận hành hệ thống quan trắc quốc gia tài nguyên nước đáp ứng nhu cầu thông tin về số lượng, chất lượng và biến động tài nguyên nước mặt, nước dưới đất phục vụ quản lý nhà nước và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đến nay đơn vị đã hoàn thành các hạng mục được giao:
– Xây dựng kế hoạch thực hiện theo các nội dung công việc Căn cứ Quyết định số 33/QĐ-TNNQG ngày 05 tháng 01 năm 2021 của Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia về việc đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước năm 2021 cho Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước;
* Công tác nội nghiệp văn phòng tại vùng quan trắc tài nguyên nước dưới đất:
– Xử lý số liệu, cập nhật thông tin công trình trong cơ sở dữ liệu 5 vùng quan trắc (đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ) tháng 12 năm 2020 và 11 tháng đầu năm 2021;
– Báo cáo đánh giá chất lượng số liệu quan trắc tài nguyên nước dưới đất hàng tháng của 5 vùng quan trắc;
– Rà soát, hoàn thiện, cập nhật CSDL quan trắc TNN trên phần mềm mới của 5 vùng quan trắc đã có;
– Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước dưới đất hàng tháng (tháng 12 năm 2020 và 11 tháng đầu năm 2021) tại 13 lưu vực sông và 42 tỉnh có công trình quan trắc;
– Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước dưới đất mùa mưa năm 2021 tại 13 lưu vực sông và 42 tỉnh có công trình quan trắc;
– Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước dưới đất năm 2021 tại 13 lưu vực sông và 42 tỉnh có công trình quan trắc;
– Thu thập và cập nhật các số liệu điều tra thuộc dự án đô thị Vĩnh Yên, Long Xuyên, Bắc Ninh phục vụ công tác dự báo bằng mô hình FEFLOW với vùng đồng bằng Nam Bộ và Bắc Bộ;
– Cập nhật các số liệu quan trắc năm 2020, 2021 vào mô hình Nam Bộ, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phục vụ chỉnh lý mô hình;
– Biên soạn bản tin chuyên đề dự báo tốc độ hạ thấp mực nước dưới đất và nguy cơ xâm nhập mặn cho đồng bằng các Lưu vực sông Hồng – Thái Bình, Cửu Long – Đồng Nai, Mã, Cả;
– Kết nối mô hình FEFLOW của LVS Cửu Long – Đồng Nai với hệ thống tác nghiệp MO để đưa các kết quả dự báo cảnh báo nước dưới đất.
* Công tác nội nghiệp văn phòng tại vùng quan trắc tài nguyên nước mặt:
– Tổng hợp cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên nước mặt khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (tháng 12 năm 2020, tháng 1 đến tháng 11 năm 2021);
– Báo cáo đánh giá chất lượng tài liệu quan trắc hàng tháng (từ tháng 12 năm 2020 và từ tháng 01 đến tháng 11 năm 2021);
– Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Srêpôk hàng tháng (tháng 01 đến tháng 12 năm 2021), mùa mưa năm 2021, mùa khô năm 2021-2022;
– Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Sê San hàng tháng (tháng 01 đến tháng 12 năm 2021), mùa mưa năm 2021, mùa khô năm 2021-2022;
– Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước mặt tại các tỉnh (Gia Lai, Đăk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam và Phú Yên) và lưu vực sông (Đồng Nai, Ba – Kỳ Lộ, Srê Pốk, Vu Gia – Thu Bồn) hàng tháng (từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2021);
– Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước mặt tại các tỉnh (Gia Lai, Đăk Lắk, Lâm Đồng) và lưu vực sông (Đồng Nai, Srê Pốk, Sê San) mùa mưa năm 2021, mùa khô năm 2021-2022;
– Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước mặt tại các tỉnh (Quảng Nam, Phú Yên) và lưu vực sông (Ba – Kỳ Lộ) mùa mưa năm 2020, mùa khô năm 2021;
– Biên soạn bản tin thông báo, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước mặt năm 2020 tại các tỉnh và lưu vực sông;
– Đã đánh giá và sử dụng các đầu vào dự báo như CHIRPS- GERS, NMME…và các nguồn dữ liệu khác để đa dạng hóa đầu vào cho các bản tin tài nguyên nước;
– Sử dụng hệ thống tác nghiệp MO trong công tác cảnh báo, dự báo tài nguyên nước mặt. Áp dụng cho lưu vực sông Srê Pốk (10 tiểu vùng) và lưu vực sông Sê San (06 tiểu vùng) bằng các mô hình Mike Nam, Mike Basin;
– Sử dụng mô hình chất lượng nước để tính toán chất lượng nước trên LVS Sê San, Srepock, đánh giá kết quả và xem xét đưa vào bản tin và đưa vào hệ thống tác nghiệp MO trong thời gian tới;
– Đã hoàn thiện hệ thống tác nghiệp MO để trình diễn và tra cứu kết quả thông báo, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước.
Định hướng trọng tâm của Trung tâm năm 2022:
– Xây dựng đề cương thực hiện nhiệm vụ “Quan trắc quốc gia tài nguyên nước năm 2022”:
+ Tổng hợp, đánh giá hiện trạng mạng lưới, công trình và thiết bị quan trắc tài nguyên nước trên toàn quốc;
+ Đánh giá công tác quan trắc tài nguyên nước năm 2021 và đề xuất kế hoạch công tác quan trắc năm 2022 gồm phương pháp, khối lượng và sản phẩm của nhiệm vụ quan trắc quốc gia tài nguyên nước.
– Công tác kiểm tra chất lượng số liệu quan trắc, hoàn thiện phần mềm quan trắc:
+ Báo cáo đánh giá chất lượng số liệu quan trắc tài nguyên nước dưới đất tháng 12 năm 2021 và từ tháng 01 đến tháng 11 năm 2022 của 5 vùng quan trắc;
+ Tiếp tục cập nhật CSDL quan trắc TNN trên phần mềm mới; áp dụng phần mềm CSDLQTTNN vào bản tin cảnh báo, dự báo TNN;
+ Rà soát, hoàn thiện, cập nhật CSDL quan trắc TNN trên phần mềm mới của 5 vùng quan trắc đã có;
+ Đánh giá chất lượng tài liệu quan trắc hàng tháng (tháng 12 năm 2021 và từ tháng 01 đến tháng 11 năm 2022);
+ Đánh giá chất lượng tài liệu chỉnh lý, chỉnh biên năm 2021 tại các trạm quan trắc nước mặt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
– Công tác thông báo, cảnh báo, dự báo tài nguyên nước theo 13 lưu vực sông và lưu vực sông ven biển và 43 tỉnh, thành phố có các công trình quan trắc:
+ Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước hàng tháng;
+ Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước mùa khô, mùa mưa;
+ Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước năm;
+ Biên soạn các bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước mặt trên 6 lưu vực sông: Hồng-Thái Bình, Bằng Giang – Kỳ Cùng, Kone – Hà Thanh, Sê San, Srêpốk và Cửu Long;
+ Biên soạn bản tin chuyên đề dự báo nguy cơ suy giảm mực nước và xâm nhập mặn nước dưới đất cho các đồng bằng LVS: Hồng-Thái Bình, Mã, Cả, Trà Khúc, Đồng Nai, Cửu Long giai đoạn 2022-2027.
– Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Srêpôk, Sê San, Hồng – Thái Bình, Bằng Giang – Kỳ Cùng, Kôn – Hà Thanh, Cửu Long hàng tháng năm 2022, mùa mưa năm 2022, mùa khô năm 2021 – 2022 và năm 2022:
+ Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước mặt tại các tỉnh (Gia Lai, Đăk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam và Phú Yên) và lưu vực sông (Đồng Nai, Ba, Srê Pốk, Vu Gia – Thu Bồn) hàng tháng, mùa và năm 2022;
+ Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước mặt tại các tỉnh (Gia Lai, Đăk Lắk, Lâm Đồng) và lưu vực sông (Đồng Nai, Srê Pốk, Sê San) mùa khô năm 2022;
+ Biên soạn bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước mặt tại các tỉnh (Quảng Nam, Phú Yên) và lưu vực sông (Ba – Kỳ Lộ) mùa khô năm 2022;
+ Báo cáo đánh giá chất lượng tài liệu quan trắc hàng tháng (tháng 12 năm 2021 và từ tháng 01 đến tháng 11 năm 2022).
– Lập báo cáo đánh giá kết quả xử lý, phân tích chất lượng nước.
– Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quan trắc quốc gia tài nguyên nước năm 2022 và lập báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước.
– Tiếp tục góp ý hoàn thiện phần mềm CSDLQTTNN để phục vụ các bản tin cảnh báo, dự báo TNN.
– Tiếp tục xây dựng các hệ thống mô hình dự báo, cảnh báo TNN cho các lưu vực sông trên toàn quốc, năm 2022 chú trọng xây dựng mô hình lưu vực sông Cửu Long và Hồng- Thái Bình, bao gồm cả mô hình số lượng, chất lượng nước và đồng bộ nước mặt, nước dưới đất.
– Tiếp tục xây dựng bổ sung hoàn thiện hệ thống tác nghiệp hỗ trợ ra quyết định MO cho các lưu vực sông lớn ở Việt Nam, đồng bộ cả nước mặt và nước dưới đất, tự động hóa kết nối đầu vào dự báo, thực hiện dự báo, cảnh báo trên hệ thống tác nghiệp theo các mục đích sử dụng, tự động xuất bản tin và website…
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã được nghe trình bày chi tiết kết quả thực hiện trong năm 2021 và nêu ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, sản phẩm dự kiến trong năm 2022. Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước cũng trình bày khó khăn, thuận lợi trong công tác thực hiện kế hoạch năm 2021 và đề xuất những phương án giải quyết. Hội nghị đã lắng nghe ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Trung tâm QH&ĐTTNNQG và các ý kiến góp ý về chuyên môn cũng như về vấn đề kỹ thuật, phương thức thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm.
Sau đây là 1 số hình ảnh về Hội nghị: